Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga – Cấu tạo, chức năng và cách kiểm tra

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga (TPS) là bộ phận thiết yếu trong hệ thống quản lý nhiên liệu của xe ô tô. Nó đóng vai trò trong việc đo độ mở của cánh bướm ga và gửi tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU) để tính toán nhiên liệu cần phun và thời điểm đánh lửa phù hợp. Qua đó, cảm biến bướm ga giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng OroKing Auto tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bộ cảm biến góc mở bướm ga trong bài viết sau đây nhé.

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga là gì?

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga là gì
Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga là gì

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga (TPS – Throttle Position Sensor) là thiết bị dùng để đo lường độ mở của cánh bướm ga và gửi tín hiệu đến độ điều khiển trung tâm. Thông qua đó, ECU sẽ tính toán được lượng nhiên liệu cần thiết để phun và thời điểm đánh lửa phù hợp. Nhờ vậy động cơ được đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền lâu. 

Trường hợp khi đạp gấp ga trong chế độ toàn tải, ECM sẽ tự động ngắt A/C, bộ điều khiển trung tâm ECU chuyển về chế độ “Open loop” để điều khiển phun nhiên liệu, bỏ qua tín hiệu từ bộ phận cảm biến oxy.

Xem thêm: Côn Xe Ô Tô – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách bảo dưỡng

Cấu tạo Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Cấu tạo Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga
Cấu tạo Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Cảm biến bướm ga có cấu tạo chung gồm có:

  • Cánh bướm ga: Được gắn trên trục bướm ga, là van điều khiển cho phép khí nạp vào động cơ
  • Trục bướm ga: Được nối liền với cánh bướm ga. Khi tài xế đạp ga thì trục này sẽ quay và điều chỉnh độ mở của bướm ga
  • Điện trở: Giúp tạo tín hiệu điện áp
  • IC khuếch đại: Giúp khuếch đại tín hiệu điện áp từ điện tử và gửi tín hiệu điện áp đến ECU.
  • Ngoài ra bộ cảm biến vị trí bướm ga thường có thêm công tắc tải, cảm biến bướm ga phụ, thân cảm biến, lưỡi quét…

Thực tế, bộ cảm biến bướm ga có nhiều loại khác nhau và cấu tạo cũng có một số khác biệt.

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga TPS loại tiếp điểm

Cảm biến bướm ga loại tiếp điểm
Cảm biến bướm ga loại tiếp điểm

Cảm biến này sử dụng hai tiếp điểm là tiếp điểm không tải (IDL) và tiếp điểm công suất (PSW). Theo đó:

  • Khi van tiết lưu đóng hoàn toàn, cả hai tiếp điểm IDL và PSE đều tắt. Bộ điều khiển trung tâm ECU xác định động cơ đang không tải. 
  • Khi đạp chân ga thì tiếp điểm IDL tắt cho đến khi van tiết lưu mở quá một điểm nhất định thì tiếp điểm PSW bật. Lúc này ECU xác định rằng động cơ đang tải nặng.

Gợi ý: Vệ Sinh Khoang Máy Ô Tô Size Mini Đạt Chuẩn Tại OroKing

Cảm Biến Bướm Ga loại biến trở

Cảm biến bướm ga loại biến trở
Cảm biến bướm ga loại biến trở

Loại cảm biến này sử dụng biến trở có độ chính xác cao gắn trên trục bướm ga. Nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi điện trở của một biến trở khi cánh bướm ga di chuyển. Khi bướm ga mở, điện trở sẽ thay đổi giá trị theo tỷ lệ thuận với góc mở.

Bộ Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga loại Hall

Bộ Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga loại Hall
Bộ Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga loại Hall

Bộ cảm biến bướm ga loại Hall hoạt động dựa trên hiện tượng Hall để đo từ trường do nam châm trên trục bướm ga tạo ra. Hall là hiện tượng xuất hiện một điện áp vuông góc với hướng dòng điện và từ trường. Cấu tạo bộ cảm biến gồm có IC Hall, nam châm và các mạch điện tử.

Đọc thêm: Bầu Trợ Lực Chân Không – Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Lỗi Thường Gặp

Nguyên lý hoạt động của Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Nguyên lý hoạt động của Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga
Nguyên lý hoạt động của Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Tùy vào bộ cảm biến TPS thuộc loại nào mà sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên đều đảm bảo có hai bộ phận chính là bộ phận cảm biến và bộ xử lý. Theo đó cảm biến vị trí bướm ga loại tiếp điểm chỉ cung cấp tín hiệu bật tắt cho ECU mà không thể cung cấp thông tin chính xác về độ mở của bướm ga. Hiện nay chủ yếu nhà sản xuất lựa chọn sử dụng cảm biến loại biến trở và loại Hall.

Khi tài xế đạp ga làm trục bướm ga xoay thì:

  • Với loại biến trở: Điện trở thay đổi theo góc mở của bướm ga
  • Với loại Hall: Từ trường thay đổi theo góc mở của bướm ga.

Tín hiệu sau đó được chuyển đến bộ xử lý trung tâm ECU để xác định lượng khí nạp, lượng nhiên liệu cần phun và hệ thống đánh lửa. 

Dấu hiệu hư hỏng của Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga cần biết

Dấu hiệu cảm biến bướm ga TPS bị hư hỏng
Dấu hiệu cảm biến bướm ga TPS bị hư hỏng

Khi cảm biến TPS gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ xe. Vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến những dấu hiệu sau đây có thể bộ cảm biến bướm ga đã gặp vấn đề.

  • Động cơ hoạt động không ổn định: Bạn sẽ gặp tình trạng xe khó khởi động, xe ì ạch, chết máy đột ngột, khó tăng tốc
  • Đèn báo lỗi động cơ sáng: Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga bị lỗi dẫn đến tín hiệu gửi về ECU sai. Lúc này ECU phát hiện được và bật đèn báo lỗi động cơ trên bảng điều khiển. 
  • Hao tốn nhiên liệu: Cảm biến bướm ga hư hỏng gửi tín hiệu sai dẫn đến ECU không còn đo lường chính xác lượng nhiên liệu cần phun và khí nạp vào do cảm biến gửi tín hiệu sai lệch.
  • Ngoài ra còn một số vấn đề thường gặp khác như xe giật giật khi di chuyển, sang số khó khăn và khí thải ra nhiều hơn.

Xem thêm: Dịch Vụ Vệ Sinh Dàn Lạnh Ô Tô Nội Soi Làm Sạch 99.9% Bụi Bẩn

Hướng dẫn cách kiểm tra Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Cách kiểm tra Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga
Cách kiểm tra Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga

Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ cũng như khả năng vận hành. Sau đây là một số cách kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng đồng hồ đo điện áp: Chọn thang đo điện áp DC trên đồng hồ và lắp đặt các đầu dò kết nối với nhau, một đầu vào chân tín hiệu, một đầu vào chân mát. Khi mở bướm ga từ từ, điện áp đầu ra của cảm biến từ 0V đến 5V một cách mượt mà thì không có vấn đề.
  • Kiểm tra cảm biến bướm ga bằng máy chẩn đoán lỗi: Sau khi kết nối thiết bị với cổng OBD-II của xe thì bật thiết bị lên và chọn chức năng kiểm tra lỗi. Nếu có báo mã lỗi thì hãy kiểm tra xem có lỗi liên quan cảm biến bướm ga hay không.
  • Bạn cũng có thể kiểm tra bộ cảm biến TPS bằng cách quan sát bên ngoài có bị vỡ, rỉ sét không, các giắc cắm điện có bị lỏng không…
Nâng cấp, bảo dưỡng xe uy tín tại Oroking Auto
Nâng cấp, bảo dưỡng xe uy tín tại Oroking Auto

Trên đây là những chia sẻ của OroKing Auto về Cảm Biến Vị Trí Bướm Ga TPS. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cảm biến bướm ga cũng như dấu hiệu hư hỏng và cách kiểm tra. Nếu xế yêu của bạn đang gặp vấn đề nào hoặc có nhu cầu nâng cấp, bảo dưỡng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0948 606 807 để được giải đáp chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.