Bầu Trợ Lực Chân Không nằm trong hệ thống phanh xe ô tô, có tác dụng giúp tài xế phanh xe một cách dễ dàng mà không tốn quá nhiều sức. Trong quá trình sử dụng, việc hư hỏng hệ thống phanh, gồm bầu trợ lực phanh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chủ phương tiện nên kiểm tra bầu hơi trợ lực định kỳ để có phương án sửa chữa, thay thế khi cần thiết. Hãy cùng OroKing Auto tìm hiểu chi tiết về bầu trợ lực chân không ô tô qua bài viết này nhé!
Bầu Trợ Lực Chân Không là gì?
Bầu Trợ Lực Chân Không ( bầu trợ lực phanh ô tô) là bộ phận có chức năng khuếch đại lực đạp chân phanh. Nhờ đó giúp tài xế sẽ không tốn nhiều sức khi nhấn bàn đạp phanh. Hệ thống trợ lực phanh ô tô hoạt động bởi nguyên lý tận dụng sự chênh lệch giữ chân không động cơ cùng áp suất khí quyển.
Cấu tạo và vị trí lắp đặt của Bầu Trợ Lực Chân Không
Cấu tạo bầu trợ lực hơi ô tô gồm có: thân bộ trợ lực, phớt thân bộ trợ lực, cần điều khiển, van điều khiển, màng ngăn, lò xo màng, piston trợ lực, buồng áp suất biến đổi, buồng áp suất ổn định,…
Vị trí lắp đặt của bầu hơi trợ lực là giữa bàn đạp phanh và xi lanh tổng, giúp đảm nhiệm vai trò làm giảm phản lực bàn đạp hệ thống phanh ô tô, đồng thời khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh. Từ đó giúp cho người lái xe thực hiện thao tác đạp phanh nhẹ nhàng hơn.
Xem thêm: Bình Chữa Cháy Ô Tô – Ưu Điểm, Phân Loại Và Cách Sử Dụng
Nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực phanh ô tô
Nguyên lý làm việc Bầu Trợ Lực Chân Không nhờ vào sự chênh lệch giữa chân không động cơ xe ô tô và áp suất khí quyển giúp làm gia tăng lực ấn của chân phanh. Từ đó tài xế có thể phanh xe dễ dàng hơn mà không cần tốn nhiều sức.
Khi phanh xe ô tô không hoạt động
Van không khí kết nối với bộ phận cần điều khiển van và bị kéo về phía bên phải. Van điều khiển lúc này bị lò xo đẩy sang bên trái nên không khí bên ngoài bị chặn, không vào được buồng áp suất biến đổi. Van chân không sẽ bị tách khỏi van điều chỉnh tạo thành lối thông giữa lỗ A và B, dẫn đến luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Do đó, lò xo màng ngăn đẩy piston sang phía bên phải.
Nguyên lý bầu trợ lực khi đạp phanh ô tô
Khi tài xế thực hiện đạp phanh xe, lúc này cần điều khiển van đẩy không khí di chuyển sang trái, lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí sang trái đến khi tiếp xúc với van chân không. Những chuyển động này sẽ bịt kín lối thông giữa lỗ A và B. Van không khí dịch chuyển sang trái khiến không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi sau khi qua lưới lọc. Lúc này sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi và buồng không đổi tạo khuếch đại lực nén lò xo cũng như tăng áp lực piston giúp quá trình phanh dễ dàng.
Gợi ý: Vệ Sinh Khoang Máy Ô Tô Tại OroKing – Hiệu Quả, Nhanh Chóng, Đạt Chuẩn
Nguyên lý hoạt động bầu hơi trợ lực khi nhấn giữ phanh
Thực hiện đạp nhẹ phanh xe ô tô thì cần điều khiển van, van không khí không có sự chuyển hẳn sang phía bên trái, tuy nhiên piston trợ lực vẫn sang trái. Không khí bên ngoài không vào được buồng áp suất biến đổi, do đó áp suất trong buồng biến đổi vẫn ổn định bởi van điều khiển dịch sang trái và tiếp xúc với van không khí. Nhờ đó giúp duy trì độ chênh lệch áp suất không đổi giữa buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất ổn định. Piston trợ lực ngừng di chuyển và giúp duy trì lực phanh ô tô.
Những dấu hiệu nhận biết Bầu Trợ Lực Chân Không bị vấn đề
Trong quá trình sử dụng, Bầu Trợ Lực Chân Không ô tô có thể bị lỗi hoặc gặp một số vấn đề khác nhau. Dấu hiệu nhận biết như sau:
Phanh xe bị nặng, mất trợ lực phanh
Nếu bầu trợ lực phanh ô tô hoạt động trong trạng thái bình thường thì sẽ cho cảm giác đạp phanh sẽ nhẹ nhàng. Trong trường hợp khi chi tiết này gặp vấn đề thì người lái sẽ cảm thấy nặng hơn so với bình thường khi đạp phanh.
Bàn đạp phanh cao hoặc thấp hơn so với bình thường
Bàn đạp phanh bị thấp hoặc cao hơn so với bình thường cũng là dấu hiệu nhận biết lỗi trợ lực phanh xe ô tô. Điều này khiến lái xe cần hạ thấp hoặc nâng cao chân hơn khi đạp phanh xe.
Đọc thêm: Nạp Ga Điều Hòa Ô Tô Bao Nhiêu Là Đủ – Quy Trình Nạp Ga Đúng Chuẩn
Xe ô tô bị khựng, giật, rung khi đạp phanh
Bầu trợ lực phanh ô tô được sản xuất với một màng ngăn khiến cho không khí không thể lọt vào bên trong buồng áp suất. Trong trường hợp màng ngăn này bị hở, xe sẽ có dấu hiệu bị khựng, giật, rung khi đạp phanh.
Tốc độ động cơ của ô tô không ổn định
Như đã nói, màng ngăn có tác dụng không cho không khí bên ngoài đi vào bên trong buồng áp suất. Trường hợp màng này bị hở sẽ khiến cho không khí lọt vào buồng áp suất và xe ô tô sẽ có dấu hiệu bị khựng lại khi phanh. Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo những vấn đề trục trặc về động cơ cũng như tốc độ động cơ không ổn định.
Hướng dẫn cách sử dụng Bầu Trợ Lực Chân Không hiệu quả
Trong quá trình hoạt động, hệ thống phanh xe hơi luôn chịu áp lực cũng như nhiệt độ cao được gây ra bởi lực ma sát. Vì vậy có thể phát sinh hư hỏng cần sửa chữa, bảo dưỡng nhằm bảo đảm xe ô tô vận hành an toàn. Do đó, chủ phương tiện nên thường xuyên bảo dưỡng định kỳ bầu trợ lực phanh để kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa và thay thế.
Khi di chuyển, tài xế nên tách thao tác phanh và bẻ lái để tạo độ bám lớn nhất giữa phần bánh xe ô tô với mặt đường. Nếu như 2 thao tác này cùng lúc sẽ làm cho xe bị trượt và chuyển hướng kém, khiến cho xe không giảm được tốc độ. Việc tách bạch hoạt động phanh và bẻ lái xe cũng sẽ giúp nâng cao độ bền và chất lượng sử dụng của Bầu Trợ Lực Chân Không.
Khi nhận thấy những dấu hiệu hư hỏng của bầu trợ lực chân không, chủ xế nên thực hiện việc sửa chữa hoặc thay thế tại những trung tâm uy tín, dùng phụ tùng chính hãng để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tài xế nên tiến hành kiểm tra xi lanh tổng phanh không bị chảy dầu bởi nếu dầu thủy lực bị chảy thì có thể làm hư hỏng bầu trợ lực phanh mới.
Xem thêm: Vệ Sinh Nội Thất Ô Tô Size Large Chuyên Nghiệp Và Chi Tiết Nhất
Trình tự các bước thay thế Bầu Trợ Lực Chân Không đúng cách
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn các bước thay thế Bầu Trợ Lực Chân Không:
- Bước 1: Đầu tiên tắt động cơ xe ô tô, sau đó đạp vào bàn đạp phanh nhiều lần. Thực hiện bật động cơ, kiểm tra độ cao của bàn đạp, sau đó tắt động cơ lại.
- Bước 2: Tiếp đến sử dụng dụng cụ kỹ thuật thực hiện tháo ống chân không, tháo đường dầu phanh xi lanh, phanh xi lanh tổng và bàn đạp phanh.
- Bước 3: Tiến hành tháo các đai ốc giữ Bầu Trợ Lực Chân Không với vách ngăn giữa khoang động cơ ô tô, cabin, bầu trợ lực.
- Bước 4: Lắp bầu trợ lực phanh ô tô mới vào vách ngăn.
- Bước 5: Gắn lại những bộ phận đã tháo ra vào vị trí cũ.
- Bước 6: Xả gió xi lanh chính.
Địa chỉ sửa chữa phanh ô tô đảm bảo uy tín tại TPHCM
Nếu hệ thống phanh xe ô tô của bạn đang gặp phải sự cố mà vẫn chưa thể tìm được một địa chỉ sửa chữa và kiểm tra Bầu Trợ Lực Chân Không đảm bảo uy tín thì OroKing Auto là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo lựa chọn. Chúng tôi là một trong những gara chuyên sửa chữa hệ thống phanh xe ô tô, tự tin khẳng định có thể sửa chữa triệt để những lỗi hư hỏng trên hệ thống phanh xe mà quý khách đang gặp phải.
Lý do nên chọn OroKing Auto:
- Cơ sở vật chất, các trang thiết bị sửa chữa phanh ô tô hiện đại nhất.
- Quy trình bảo dưỡng sửa chữa phanh ô tô tại OroKing Auto đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp.
- Đội ngũ nhân viên tay nghề cao giúp thi công sửa chữa phanh oto nhanh chóng và chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
Bài viết trên đây là những thông tin về Bầu Trợ Lực Chân Không với công dụng khuếch đại lực nhấn của chân phanh, hỗ trợ tài nhấn bàn đạp phanh dễ dàng hơn. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sửa chữa hệ thống phanh xe ô tô, vui lòng liên hệ ngay OroKing Auto qua số Hotline 0948606807 để được tư vấn tận tình và báo giá ưu đãi nhé!